Ngành kim loại của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn. Đây chính là nguyên do khiến Mỹ và EU cân nhắc việc có thể sẽ áp mức thuế mới cho vật liệu thép và nhôm Trung Quốc. Kế hoạch này cũng một phần nằm trong nỗ lực chống lại lượng khí thải carbon và tình trạng dư thừa trên toàn cầu.
Ảnh hưởng ban đầu của ý định áp thuế mới cho thép và nhôm Trung Quốc
Mặc dù việc áp thuế quan mới chưa được đề xuất chính thức nhưng những tác động đến thị trường kim loại của hai vật liệu nhôm và thép đã bắt đầu diễn ra. Theo đó, cổ phiếu của các nhà sản xuất nhôm và thép của Mỹ đã có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Trong khi đó, cổ phiếu của Aluminum Corp và Hongqiao Group của Trung Quốc tại sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông lại bắt đầu lao dốc.
Có thể thấy rằng Mỹ và EU đang có một cách tiếp cận mới để tiếp tục chương trình nghị sự về khí hậu của họ. Bởi từ trước đến nay, việc thay đổi mức thuế quan thường được sử dụng chủ yếu trong các tranh chấp thương mại. Động thái này cho thấy một dấu hiệu tích cực cho mối quan hệ giữa Mỹ và EU, khi họ cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
Cơ sở của việc áp mức thuế quan được dựa trên thỏa thuận chung của Mỹ và EU vào năm ngoái. Mục đích thỏa thuận này là nhắm vào Trung Quốc – ông trùm sản xuất thép và nhôm trên thế giới. Cùng với kế hoạch áp dụng thuế quan mới sẽ khiến cho tình trạng chia rẽ của Washington và Bắc Kinh càng thêm sâu sắc.
Phản ứng của Trung Quốc trước nguồn tin trên
Đứng trước nguy cơ bị áp thuế trong tương lai không xa, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết, họ phản đối việc áp thuế vì chúng vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới. Nước này sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo về các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Thực tế thì thị trường kim loại Trung Quốc đã bị tuột dốc rất mạnh nhu cầu về kim loại. Nguyên nhân là thị trường này bị tác động nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng bất động sản cùng chính sách Zero Covid kéo dài trong suốt một năm qua. Điều này dẫn đến một lượng lớn các công ty ngành thép Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu như chính sách thuế quan của Mỹ và châu Âu được thông qua thì thị trường kim loại của nước này sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong tương lai.
Dự kiến thời điểm thực thi chính sách thuế
Cuối tháng 10 vừa qua, ý tưởng về áp mức thuế quan đã được đưa ra tại Praha bởi bà Katherine Tai – Đại diện Cơ quan Thương mại Mỹ (USTR). Sau khi lắng nghe, các quan chức EU đã đưa ra câu hỏi về tính hợp pháp và khả năng tương thích với các quy tắc của WTO cũng như cơ chế định giá carbon nội bộ của khối.
Hiện tại, vấn đề thực hiện việc áp thuế mới vẫn chưa rõ ràng và cụ thể. Nhà Trắng đang tham khảo với các nhà lập pháp về các cơ quan chức năng mới tiềm năng để tìm ra thẩm quyền pháp lý thích hợp cho ý tưởng này. Các quan chức Mỹ vẫn đang cân nhắc mức thuế suất sẽ được áp dụng cho các quốc gia khác và Mỹ cũng đã nói với các quan chức EU rằng họ muốn thỏa thuận này có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Theo các nguồn tin kín đáo trong ngành, một thỏa thuận với EU bao gồm các chi tiết cụ thể về cách xác định các ngưỡng áp dụng thuế quan sẽ được ấn định ít nhất là vào cuối năm sau.